Hưởng ứng những nội dung của năm trật tự văn minh đô !important; thị và An toàn thực phẩm năm học 2016 -2017trường TH Đô Thị Việt Hưng gửi đến các thầy cô giáo, các bậc CMHS và các em học sinh những kiến thức bổ ích để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho gia đình.
Như chúng ta đã biết Tai nạn thương tích (TNTT) là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được và gây ra những thương tổn thực thể trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh.Vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức,kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Vậy để hạn chế nguy cơ xảy ra TNTT chúng ta cùng tìm hiểu về biện pháp phòng tránh.
1. Biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông.
- Thực hiện và chấp hành đúng luật lệ an toàn khi tham gia giao thông. Chấp hành giao thông ở trước cổng trường, khi đi tới trường các em cần vào trong trường, không tụ tập tại cổng trường, khi tan học ra khỏi cổng trường các em cần quan sát đường, xin đường để sang bên đúng phần đường của mình và đi vào phần đường của mình.
- Không được đá bóng dưới lòng đường gây tai nạn giao thông cho mình và cho người tham gia giao thông trên đường.
- Đi xe đạp không được đi dàn hàng 3, lạng lách, vượt ẩu trước mũi xe máy, xe ôtô…
- Khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện cần phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
2. Biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
- Không ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn bị ươn thối, nhiễm vi khuẩn hoặc ăn phải nấm, cây quả dại chứa chất độc.
- Không uống các loại nước ngọt có ga hoặc ga dùng giải khát khi không rõ nguồn góc, xuất xứ nơi sản xuất và sản xuất không đúng quy trình an toàn vệ sinh hoặc các loại nước uống hết hạn sử dụng hoặc uống phải nước thiên nhiên có chứa chất độc như thạch tín, chì, thuỷ ngân.
- Xây dựng môi trường an toàn: Sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh.
3. Biện pháp phòng tránh ngạt thở, học nghẹn.
- Nhắc trẻ không vừa ăn, uống vừa cười đùa, chạy nhảy.
- Dạy các cháu cách sơ cứu trên nếu các cháu phải trông trẻ nhỏ hơn.
- Trong mọi trường hợp, người trông giữ trẻ phải được học cách sơ cấp cứu ngạt tắc đường thở.
- Các em không được treo lên bàn ghế để nô đua
- Không được ngồi trên cửa sổ, nan can
- Quản lý các em nhất là trong dịp nghỉ hè xắp tới : Các em không được leo trèo cột điện, mái nhà, trèo cây hái quả, bắt chim, không chạy thả diều trên sân thượng, gần ao, hồ, sông, ngòi hay lòng đường...
- Các em cần có hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh: Thăm quan, cắm trại, có sân bóng riêng.
5. Phòng tránh đuối nước
- Không được phép bơi khi chưa xin phép bố mẹ
- Không chơi ở những nơi gần sông, hồ… khi không có người lớn
* Những nguyên tắc an toàn khi bơi:
+ Không nhảy cắm đầu ở những nơi không có chỉ dẫn
+ Không tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy và không có người lớn biết bơi & cứu đuối.
+ Không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa.
+ Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm.
+ Phải khởi động trước khi xuống nước.
+ Không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước.
+ Không dùng các phao bơm hơi.
+ Không đi tắm bơi lội ở ao hồ một mình mà không có người lớn biết bơi đi
kèm.
+ Cần thực hiện nghiêm túc về an toàn giao thông đường thủy như: An toàn về phương tiện, có đầy đủ phao cứu sinh, áo phao, chở đúng số người quy định trên.
Cô và trò trường TH Đô Thị Việt Hưng sẽ cùng nhau thực hiệt tốt các nội dung trên để xây dựng một ngôi trường: Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn – Thân thiện!